Chó mèo bị gãy chân , gãy xương, rạn xương Bác Sĩ Thú Cảnh MV VET Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020 Không Bình Luận

Chó mèo bị gãy chân, gãy xương, rạn xương là việc thường hay xảy ra trong cuộc sống hằng ngày con người cũng như con vật cụ thể ở đây là chó mèo lợn bò cũng không thể tránh khỏi bị tai nạn có thể là khách quan cũng có thể do chủ quan , nên việc phán đoán đúng tình trạng là việc cần thiết và nên làm . Vậy khi chó mèo bị gẫy chân , gãy xương, rạn xương nên làm thế nào thì mời các bạn cũng theo dõi và xem bài viết sau của chúng tôi  để có cái nhìn tổng quát và đúng nhất về tình trạng này nhé.

Cấu tạo bộ xương của chó mèo

cấu tạo xương chó

Cấu tạo xương ở chó, bộ xương là đòn bẩy của chuyển động, là chỗ tựa của những phần mềm trong cơ
thể, là cơ quan bảo vệ, là chỗ để phát triển những cơ quan tạo máu (tủy xương
đỏ), tham gia vào những quá trình trao đổi chất và sinh học trong cơ thể, là kho
dự trữ của những chất vô cơ cũng như hữu cơ.

Bộ xương chó cấu trúc từ 247 xương và 262 khớp. Cột sống bao gồm 7 đs cổ, 13 đs ngực, 7 đốt sống thắt lưng, 3 đốt sống khum, 20 – 23 đs đuôi (một vài loài chỉ có 5 – 6 đốt sống đuôi. Chó có 13 đôi xương sườn)

Chân trước bắt đầu từ xương bả vai, x. cánh tay, x. cẳng tay (x. trụ và x. quay), x.cổ tay (có 7 x. nhỏ), x. bàn tay (có 5 xương), x. ngón tay (có 4 ngón 3 đốt, 1 ngón 2 đốt). Xương chân trước liên kết với các đốt sống không phải là khớp mà bằng những cơ chắc chắn. Phía trên x. bả vai là vây. Chiều cao vây là chiều cao của chó và là một chỉ tiêu xác định giá trị giống của nó. Độ lệch với tiêu chuẩn cao hơn giới hạn trên và thấp hơn giới hạn dưới được coi là khuyết tật.




Cấu tạo bộ xương chó

                                    
A – Sơ đồ bộ xương chó: 1. Sọ; 2. 3. 4. 5. Đốt xương sống cổ, lưng, vùng thận, vùng đuôi; 6.  U; 7. Xương sườn; 8. Chậu;  9.  Xương vai; 10, 11, 12. Xương chân; 13.  Xương mắt cá; 14, 15. Xương ngón và bàn chân; 16, 17, 18, 19, 20.  Các xương tương tự của chi sau. B – 21. Mắt; 22. Mũi; C – Chân nhìn từ dưới: 23. Đệm cổ chân; 24. Sụn; 25. Đệm ở bàn chân; 26. Móng; 27. Đệm ở ngón chân
Xương chân sau bắt đầu từ xương chậu, x. đùi, x. cẳng chân, x. cổ chân (có 7
xương nhỏ), x. bàn chân có 4 hoặc 5 xương, x. ngón chân có 4, đôi khi mặt trong
từ nửa trên x. bàn có 1 ngón bất toàn (huyền đề) – không phải ở cá thể nào cũng
liên kết với khối xương bàn chân. 
Ở nước ngoài, người ta coi nó như một hiện tượng không mong muốn, có thể cắt bỏ nó khi chó còn non; ở Việt Nam, người ta quan niệm như một cơ hội may mắn: “Dù ai buôn bán trăm nghề, không bằng nuôi chó huyền đề 4 chân”. Xương chân sau có một khớp nối với xương chậu (ổ cối), được cố định bằng các cơ của nhóm cơ chậu đùi.

Cấu tạo xương mèo

Bộ xương của mèo gồm 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 7 đốt sống lưng, 3 đốt sống hông và 14 – 28 đốt sống đuôi. Nhờ cấu tạo bộ xương nhỏ và có nhiều đốt sống nên mèo di chuyển và cuộn tròn lại một cách dễ dàng. Cấu tạo xương đuôi dài giúp cho mèo giữ thăng bằng khi di chuyển nhanh hoặc lúc rơi.
Mèo là loài vật khó bị tổn thương khi rơi từ trên cao hay bị ném ra xa. Bởi đôi chân mèo giống như một bộ lò xo giảm xóc và cơ thể mèo trong trạng thái rơi tự do gần như lấy lại thăng băng ngay lập tức nhờ có phản xạ thăng bằng giúp nó xoay người sang tư thế thích hợp để tiếp đất.



Cấu tạo xương mèo

Người ta nói “lười như mèo” cũng đúng vì thời gian ngủ trung bình của chúng là 13-14 giờ/ ngày. Tuy thích ngủ ngày nhưng mèo là những kẻ siêng “cày” đêm. Thực ra thì cấu tạo thị giác của mèo thích hợp với nhìn trong bóng đêm hơn là nhìn dưới ánh sáng ban ngày. Các nghiên cứu y học cho thấy để sáng mắt “đi đêm”, mèo cần một chất giống như chất “ngưu hoàng” (sỏi mật của trâu), rủi ro thay cho giòng họ nhà Tý (chuột) lại là những kẻ mang trong mình “báu vật” này!
Tới mùa sinh sản, mèo cái thường lân la tìm mèo đực sau khi đã tự chải chuốt bộ lông óng mượt và gợi cảm. Mỗi lứa mèo đẻ từ 2 – 4 con. Mèo con 1 tháng tuổi đã được mèo mẹ dạy cách săn mồi qua các động tác như chạy, nhảy, leo, trèo, rình, vồ… Đến 4 tháng tuổi mèo con đã có thể bắt được chuột.

Dấu hiệu của chó mèo bị gãy chân, gãy xương, rạn xương

+ Không di chuyển được hoặc khó khăn trong việc đi lại
+ Chân bị sưng
+ chó mèo có các hoạt động khác thường
+ Chân bị biến dạng (Chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong)
Sau khi chuẩn đoán được chú chó của bạn đã bị gãy xương chân bạn có thể đưa đến các trạm y tế thú ý để có thể chụp và băng bó để chú chó mèo nhanh liền xương.
Nếu bạn chuẩn đoán được chú chó của mình chỉ bị bong gân và vết bầm thì bạn có thể tự sơ cứu tại nhà bằng phương pháp chườm đá vào chỗ bị bong gân của chú chó
Chú chó bị gãy xương thì việc đâu tiên trước khi sơ cứu thì bạn đeo rọ mõm chó chú cho.Tiếp theo bạn tìm vị trí chú chó bị gãy ở đâu rồi lấy 2 mảnh gỗ nẹp lại và buộc bằng vải sau đó bạn đưa chú chó đến thú ý.Nếu bạn không tự băng bó cho chú chó được thì có thể đưa chú đến trạm y tế để bác sĩ chữa trị.




dấu hiệu chó mèo bị gãy chân gãy xương rạn xương

Sau khi đã thực hiện những bước sơ cứu trên thì bạn cho chú chó nằm yên một chỗ không cho hoạt động nhiều đảm bảo chỗ ở của chú luôn được sạch sẽ.

Bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm Canxi,Vitamin A,D cho chó có thể kèm theo phương pháp tắm nắng cho chó vào buổi sáng sơm.Nếu gia đình có điểu kiện có thể đưa chú đi kiểm tra thường xuyên để xem xét tình trạng phục hồi ra sao.Thông thường với các chú chó thì sau 3-4 tuần chó sẽ hết sưng và sau 12 tuần chú chó sẽ liền xương.

Điều trị chó mèo bị gãy xương , gãy chân , rạn xương

chụp x-quang cho chó mèo bị gãy xương

Chụp X-quang chó mèo là phương pháp được sử dụng khi thú cưng bị tổn thương phần xương khớp mà nội soi hay siêu âm không thể làm gì được. Phổ biến nhất hiện nay là chụp x-quang chẩn đoán bệnh loạn sản xương hông ở chó mèo.
Chụp X-quang giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến cử động các khớp, các chi và tư thế đi lại của thú cưng. Kiểm tra xương khớp sẽ ngăn ngừa những ảnh hưởng đến hệ xương khớp của chó mèo, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng.
Xác định các dấu hiệu, nguyên nhân gây ra loạn sản xương hông, như thoái hóa tủy sống, viêm khuỷu chi sau hay các chứng bệnh thuộc về xương khớp khác.
Chụp X-quang mèo, chó sẽ cho hình ảnh về tim, phổi, mạch máu, xương sườn, xương của cột sống. Từ đó, giúp bạn biết được thú cưng của mình có bị suy tim, phổi sụp, viêm phổi, xương sườn có bị gãy không, có không khí tích tụ trong không gian xung quanh phổi (tràn khí màng phổi) không?



chụp xquang cho chó mèo bị gãy xương

Chụp x-quang cho thấy dịch trong phổi, trong không gian xung quanh phổi, mở rộng tim, viêm phổi, ung thư, bệnh khí thũng…
Kỹ thuật chụp x-quang cho hình ảnh sắc nét hiển thị trên máy vi tính, hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng chính xác hiệu quả. Kết quả cho phép lưu trữ lâu dài, tiết kiệm thời gian, thuận tiện…
Sau khi có kết quả x-quang các chấn thương của chó mèo thì các bác sĩ thú y sẽ có thể đưa ra kết luận chính xác về việc điều trị xương khớp cho chó mèo cụ thể là nẹp xương hay đóng đinh hay bó bột cho chó mèo

bó bột xương cho chó mèo bị gãy xương

Trong các trường hợp chó mèo bị gãy xương chân do tai nạn, nếu trong trường hợp nhẹ xương chỉ bị gãy mà vẫn còn dính với nhau, không lìa hẳn thì bác sĩ thú y sẽ dùng phương pháp bó xương chó mèo để cố định xương.



bó bột nẹp xương cho chó mèo bị gãy chân

phẫu thuật xương chó mèo

Đây là một dịch vụ can thiệp đến các vấn đề về xương của thú cưng do bị tai nạn té ngã. Hiện tại dịch vụ phẫu thuật xương chó mèo đã có những bước phát triển và áp dụng công nghệ rất hiện đại không thua gì trên con người 

mổ xương chó mèo

Phẫu thuật mổ xương chó mèo (hay còn gọi là phẫu thuật mổ xuyên đinh) áp dụng khi chó mèo bị tai nạn gãy xương chân. Nếu chỉ bị gãy và xương còn dính với nhau thì chỉ đơn giản là bó bột nẹp cố định xương, Nhưng nếu bị nặng xương gãy lìa hẳn, thì lúc này bác sĩ thú y phải dùng cây đinh dài xuyên qua giữa 2 lớp xương bị gãy để giữ nối xương lại.






mổ ghép xương cho chó mèo bị gãy chân

ghép xương chó mèo

Tương tự như phẫu thuật mổ xuyên đinh. Dịch vụ ghép xương chó mèo được áp dụng khi xương bị gãy lìa hoặc bị mất một phần xương nên không thể bó bột nên chó mèo cần đến dụng cụ nối ghép xương để hỗ trợ cố định xương bị gãy.

Đóng đinh nẹp xương cho chó mèo

Với các ca bị gãy xương nặng thì việc đóng định cố định lại xương đã không còn xa lạ nó sẽ giúp cố định lại xương và giúp cho chó mèo nhà bạn nhanh lành vết gãy nhất có thể.





Đóng đinh nẹp xương cho chó mèo

Chăm sóc chó mèo khi bị gãy chân, gãy xương, rạn xương

Bạn hãy để chó nằm yên 1 chỗ, tránh không cho chúng hoạt động nhiều
Đảm bảo chỗ nằm luôn được sạch sẽ, thoáng mát
Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, vitamin A,D… Hãy cho chú chó của bạn đi tắm nắng sớm
Cho chúng đi kiểm tra thường xuyên nếu điều kiện cho phép
Thông thường, chỉ từ 3-4 tuần là xương có thể cử động nhẹ. 12-16 tuần xương sẽ liền thành 1 khối, chó sẽ cơ bản hồi phục hoàn toàn. Bạn cần lưu ý là chó con sẽ liền xương nhanh hơn chó to, nên hãy chú ý đến chúng nhiều hơn.




chăm sóc chó mèo bị gãy chân gãy xương

  • Hạn chế cho chó vui chơi ngoài đường vì rất dễ xảy ra tai nạn
  • Khi cho chó đi vệ sinh hoặc đi dạo, hãy luôn đeo dây xích cho chúng. Đặc biệt là với những chú chó hiếu động
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa loãng xương



Bác Sĩ Thú Y Trần Công Bằng

chào mừng các bạn đã đến với blog của mình, nhớ theo dõi và chia sẻ giúp mình nhé. Hãy góp ý cho chúng tôi , để chúng tôi rút kinh nghiệm đăng bài hay hơn

Follow him @ Twitter | Facebook | facebook.com/bstybang Google Plus

Không Bình Luận