Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo Bác Sĩ Thú Cảnh MV VET Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020 Không Bình Luận

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là gì?
Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là một bệnh nhiễm trùng thường được lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi giun tròn ký sinh thường tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati).

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo?

Thông thường các ký sinh trùng giun tròn được xem là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo (gọi tắt là Toxocara). Và chúng thường sống trong hệ tiêu hóa của chó, mèo và cáo. Khi giun sản xuất trứng, và phát tán trong phân của động vật bị nhiễm bệnh từ đó làm ô nhiễm đất.
Trứng chỉ bắt đầu truyền nhiễm sau 10-21 ngày, do đó nó sẽ không nguy hiểm khi tiếp cận phân tươi của động vật. Tuy nhiên, khi trứng được truyền vào cát hoặc đất, chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng.
Đối với nhiều người có thể bị nhiễm bệnh nếu đất bị ô nhiễm xâm nhập vào miệng của họ. Khi trứng vào cơ thể người, chúng di chuyển vào ruột trước khi sinh sôi và phát triển thành ấu trùng (giai đoạn đầu của sự phát triển). Và khi đó những ấu trùng này có thể đi đến hầu hết các bộ phận của cơ thể.
Tuy nhiên, vì con người không phải là vật chủ bình thường đối với những ấu trùng này, nên chúng có thể không phát triển xa hơn trong giai đoạn này để sản xuất trứng. Điều này có nghĩa rằng nhiễm trùng không lây lan từ người này sang người khác.

Các triệu chứng thường thấy ở bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo là gì?

Đối với hầu hết mọi người, nhiễm ấu trùng giun tròn thường không gây triệu chứng và các ký sinh trùng thường chết trong vòng một vài tháng.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp có thể trải qua các triệu chứng nhẹ như:

  • Ho.
  • Sốt khoảng 38°C hoặc cao hơn.
  • Nhức đầu.
  • Đau dạ dày.

Ngoài ra, trong các trường hợp hiếm hoi, các ấu trùng giun có thể lây nhiễm vào các cơ quan như gan, phổi, mắt hoặc não và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Mệt mỏi.
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
  • Da mẩn ngứa.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Co giật (nhiều đợt).
  • Nhìn mờ hoặc có mây, thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt.
  • Một mắt rất đỏ và đau.

Cách điều trị nhiễm giun sán từ chó mèo?


Nếu người bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, thì việc điều trị thường không cần thiết.
Tuy nhiên, người bệnh sẽ cần dùng thuốc nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Khi đó một loại thuốc gọi là thuốc trừ giun sán được sử dụng để tiêu diệt ấu trùng của ký sinh trùng.
Các thuốc khác có thể được bác sĩ chỉ định như albendazol và mebendazole. Và những loại thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ, mặc dù một số ít trường hợp có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày.
Ngoài Anthelmintics, thuốc steroid (corticosteroid) thường được kê toa giảm viêm khi bị nhiễm trùng nặng. Nếu Toxocariasis ảnh hưởng đến mắt, thuốc steroid được sử dụng thay vì Anthelmintics. Đôi khi phẫu thuật cũng có thể cần thiết.
Hầu hết mọi trường hợp sau khi điều trị đều hồi phục hoàn toàn và không gặp bất kỳ biến chứng lâu dài nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn nếu một mắt bị ảnh hưởng.

Các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm giun đũa từ chó mèo:

  • Đưa vật nuôi đến khám bác sĩ thú y để phòng ngừa nhiễm Toxocara. Bác sĩ thú y có thể đề nghị xét nghiệm và điều trị tẩy giun.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với vật nuôi hoặc động vật khác, sau khi hoạt động ngoài trời và trước khi chế biến thức ăn.
  • Dạy trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn chặn nhiễm trùng.
  • Đừng để trẻ em chơi ở những khu vực có phân vật nuôi hay phân của động vật khác.
  • Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng ít nhất một lần một tuần. Phân nên được chôn hoặc đóng bao và vứt bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi xử lý chất thải vật nuôi.
  • Dạy trẻ em sự nguy hiểm của thức ăn bẩn hoặc đất.
Bác Sĩ Thú Y Trần Công Bằng

chào mừng các bạn đã đến với blog của mình, nhớ theo dõi và chia sẻ giúp mình nhé. Hãy góp ý cho chúng tôi , để chúng tôi rút kinh nghiệm đăng bài hay hơn

Follow him @ Twitter | Facebook | facebook.com/bstybang Google Plus

Không Bình Luận